Trải qua những năm
tháng khốc liệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, những khó khăn trong
thời kỳ chuyển đổi sang có chế thị trường, rồi đến những song gió, thăng trầm
của thời cuộc, bản thân lại mang trong mình những mảnh đạn chiến tranh nhưng
anh vẫn tạo dựng được cho mình một sự nghiệp mà khiến những người có sức khỏe
bình thường cũng phải có cài nhìn nể phục.
Sinh ra trong thời
kỳ loạn lạc, đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, cũng như bao thanh biên
Việt Nam yêu nước khác, với lòng căm thù giặc sâu sắc, chàng trai trẻ Nguyễn
Ngọc Hân đã khai tăng tuổi để có thê nhập ngũ, mặc dù lúc đó anh mới tròn 17
tuổi. Với ý nghĩ đơn giản rằng anh muốn cống hiến hết sức mình cho cuộc đấu
tranh giành độc lập của dân tộc, góp phần nhỏ bé để quê hương Mai Phúc, Gia
Thụy, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội được yên bình. Trên chiến trường, anh luôn là
một người lính dũng cảm, không lùi bước trước những hiểm nguy, cùng đồng đội
làm nên những chiến công chung của đơn vị. Chiến sỹ Nguyễn Ngọc Hân bị thương
trong trận giữ chốt tại điểm cao ở Ô Rẽ Mỏ Tầu- Thừa Thiên Huế. Trận đánh đó đã
để lại hai vết thương của hai mảnh đạn pháo trên thân thể anh: một ở bờ dưới
hốc mắt và thái dương phải, một ở chân trái. Sau trận đánh đó, anh phải nằm
điều trị tại Bệnh Viện Quân khu Bình trị Thiên. Do vết thương quá nặng đã làm
hỏng vĩnh viễn một mắt nên anh được chuyển ra Bắc để điều trị.
Rời quân ngũ,
người chiến sỹ ấy lại chiến đáu phục vụ Tổ quốc trong thời bình. Anh thấy đất
nước mình còn nghèo quá, muốn xây dựng và phục hồi lại cần phải có những người
giỏi tay nghề. Với ý chí của người chiến sỹ tuyến đầu, mặc dù cái đói, cài khổ
và kiến thức đã bị rơi rụng phần nào trong những năm ở chiến trường nưhgn quyết
tâm cao đã giúp anh thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tốt nghiệp loại
khá tỏng niềm vui của gia đình và bạn bè, năm 1981 anh về làm tại Phòng kĩ thuật-
Xí nghiệp Kim khí Thăng Long. Những năm tháng rèn luyện trong quân ngũ đã tôi
luyện cho anh một nghị lực phi thường, một quyết tâm cao, anh luôn đi đầu trong
phong trào cải tiến kỹ thuật, có nhiều sáng kiến và được cấp trên khen tặng
bằng “ Lao động sáng tạo”. Năm 1986 anh vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Thế nhưng vết thương
cũ tái phát, hành hạ anh liên mien, năm 1993, anh được cơ quan cho nghỉ chế độ
mất sức. Cuộc sống vốn đã khó khăn giờ càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng một lần
nữa, nghị lực giúp anh chiến thắng số phận, anh nghĩ rằng: “ Người lính dù ở trận
tuyến vào cũng đều phải hoàn thành nhiệm vụ và làm kinh tế cũng là một mặt trận
mới đòi hòi sự thông minh, mưu trí và dũng cảm đối mặt với thực tế. Ngoài ra tôi
còn có một ước nguyện là được tạo công ăn việc làm cho những người đã hy sinh vì
Tổ quốc. Đó là một chút bình yên mà tôi tìm thấy nơi thương trường”.
Lời dạy của Bác Hồ
kính yêu: “ thương binh tàn nhưng không phế” chính là động lực thôi thúc anh
vươn lên, mở xưởng sản xuất nhỏ gồm 4 anh em thương binh ( tiền thân của công
ty TNHH SX&TM Hân Sâm bây giờ). Anh đã bàn bạc với an hem trong xưởng về
hướng phát triển của xưởng sản xuất, anh muốn tìm của họ và cũng đáp ứng được
thị hiếu của người tiêu dùng.
Ở thời điểm năm 1998, vật dụng làm bằng nhôm
được người dan ngoài Bắc rất ưa chuộng, anh đã tự máy mò chế tạo thử những sản
phẩm ấm nhôm, chậu nhôm… Sau hàng loạt những thất bại, cuối cùng sản phẩm do an
hem thương binh sản xuất cũng được thị trường chấp nhận. Niềm vui cũng chẳng được bao lâu, nhu cầu của
thị trường thay đổi sang mặt hàng inox đã làm anh trăn trở suy nghĩ để có thể
tìm được hướng đi mới cho xưởng sản xuất. Không nản lòng, anh đã vào tận mien
Nam tìm tòi, học hỏi công nghệ đột dập inox rồi trở về Hà Nội cùng ban ve, đồng
đội, anh em vay vốn ngân hàng để đầu từ sản xuất.
Năm 2001, Công ty
TNHH SX& TM Hân Sâm ra đời trên cơ sở Xưởng sản xuất Hân Sâm. Với số vốn ít
ỏi ban đầu chỉ 100 triệu đồng, anh đã mạnh dạn đóng máy chế tạo sản phẩm, anh
chọn những đồ gia dụng nhỏ như: hố ga thoát nước, mắc treo áo, phụ kiện nhà
tắm… để sản xuất. Dần dần anh quyết định sử dụng phôi của những tấm đề xê đã
qua một lần sử dụng để tiết kiệm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm của mình.
Nhờ vậy, giá thành sản phẩm do công ty làm ra rẻ hơn hẳn so với các sản phẩm
cùng loại trên thị trường. Anh tâm sự, có những lúc công ty tưởng chừng sắp phá
sản bởi sự canh tranh gay gắt của thị trường nhưng với sự đoàn kết một lòng,
tương thân, tương ái lẫn nhau của người lính những lúc trái gió trở trời đã
giúp chúng tôi có thêm nghị lực để vượt qua những lúc khó khăn. Đây có lẽ là
thế mạnh rất riêng của Công ty TNNH SX&TM Hân Sâm.
Trên mảnh đất cách đây 10 năm còn hoang vu,
ngập đầy cỏ lác khi xưa, những người thương binh cần cù, chịu thương, chịu khó
đã xây dựng nên một khu nhà xưởng với dây chuyền thiết bị hiện đại trị giá hàng
tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm con em thương binh liệt sỹ, cựu
chiến binh, lao động tại địa phương với mức bình quân thu nhập từ 1-1.5 triệu
đồng/ tháng. Hiện nay công ty chuyên sản xuất các sản phẩm ga thoát nước, mắc
treo áo, phụ kiện trong nhà tắm. Với công nghệ máy móc hiện đại, sản phẩm công
ty có kiểu dáng phong phú, chất lượng tốt, bền đẹp, tiện dụng. Giám đốc Nguyễn
Ngọc Hân cho biết “ Tôi mong muôn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nội
thất tiện dụng, cao cấp, hiện đại, đó không chỉ là công việc mà còn là niềm say
mê của tôi trong cuộc sống. Thương hiệu VINAHASA của anh ngày càng có được uy
tín trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao. Vợ anh, chị Nguyễn Thị Sâm,
người luôn ở bên cạnh anh những lúc trái gió trở trời, là người bạn đồng hành
trên mỗi chặng đường tới thành công của anh. Người lao động trong công ty luôn
coi anh là tấm gương của sự nỗ lực, ý chí quyết tâm, phấn đấu không biết mệt
mỏi.
Cuối buổi gặp với
chúng tôi, anh Nguyễn Ngọc Hân có phấn khởi cho chúng tôi về dây chuyền mới sản
xuất các phụ kiện trong nhà tắm trị giá gần 1 tỉ đồng. Với chúng tôi, đó đơn
giản chỉ là đầu từ công nghệ để phát triển để sản xuất ra sản phẩm mới nhưng
đối với anh nó là một sự đam mê, một niềm vui ,một sự đầu tư cho tương lai, tạo
công ăn việc làm mới cho công nhân và làm giàu cho xã hội.
Theo Sách: Doanh nhân đương đại- Nhà xuất bản Lao động 2009